Giỏ hàng của bạn trống!

Cách tính toán bán kính cong tối thiểu cho băng tải nhựa chạy cong

14/08/2021

Trong tính toán thiết kế băng tải, đặc biệt là các loại băng tải nhựa chạy cong phức tạp, các bạn sẽ luôn phải tính toán bán kính tối thiểu băng tải nhựa chạy cong trong khoảng cho phép. Vấn đề xảy ra ở đây là việc tính toán bán kính của băng tải nhựa chạy cong là việc đòi hỏi phải có trình độ, điều này nằm ngoài năng lực thiết kế cơ khí của các bạn. Chính vì thế mà sai sót trong việc thiết kế băng tải rất hay phát sinh từ đây.

Trong nội dung bài viết này công ty băng tải Sandi Việt Nam sẽ đưa ra 2 cách giúp các bạn có thể tính toán bán kính cong tối thiểu chính xác của băng tải nhựa chạy cong. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cách 1: Nếu các bạn có sẵn mẫu băng tải nhựa, các bạn tiến hành đặt dây băng tải nhựa trên mặt đất, ép vòng tròn, sau đó đo bán kính trong của dây băng tải, rồi cộng thêm từ 20% -> 25% là ra bán kính cong để thiết kế an toàn. Cách này là thực tế và dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào các bạn cũng có sẵn mẫu băng tải nhựa để có thể đo được như thế. Vì thế chúng ta cần dùng tới cách số 2.

Cách 2: Trường hợp không có sẵn các mẫu dây băng tải nhựa, các bạn có thể dùng công thức sau để tính toán, công thức này có thể áp dụng cho hơn 95% tất cả các dòng băng tải nhựa chạy cong của tất cả các hãng băng tải nhựa trên thị trường hiện nay.

R1 = (W x2.2)x120%.

Trong đó:

  • R1: Bán kính cong tính từ mép trong băng tải nhựa chạy cong.
  • W: Bản rộng lọt lòng dây băng tải nhựa chạy cong.
  • 20%: Đây là hệ số an toàn chạy cong của dây băng tải nhựa nên áp dụng.

Hai thông số bản rộng W (Width, còn viết BW, tức Belt Width) và thông số R1 (Ri = Radius Inner, tức bán kính trong) trong công thức tính bán kính cong tối thiểu băng tải nhựa chạy cong.

Ví dụ, các bạn thiết kế băng tải nhựa chạy cong, khúc cong 90 độ, bản rộng lọt lòng dây băng tải nhựa là 550mm, thì khi đó R1 tối thiểu của bạn khi thiết kế sẽ là:

R1 = (550 x 2.2) = 1210mm (tương đương 1.21m)

Thiết kế bán kính này chỉ áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ, bị layout khống chế, bị hạn chế diện tích nhà xưởng hay nhà máy của khách hàng. Trong hết các trường hợp, nên cộng thêm vào hệ số an toàn 20% (nhân 1.2) chạy cong của băng tải nhựa chạy cong. Vậy các bạn cần phải thiết kế như sau:

R1 = (550 x 2.2) x 1.2 = 1452mm (tương đương 1.452m)

Vậy, R2, tức là bán kính cong mép ngoài của băng tải nhựa sẽ tính như sau:

R2 = R1 + W = 1452mm + 550mm = 2002mm.

Tùy theo thói quen kỹ sư thiết kế của mỗi công ty thiết kế chế tạo băng tải, họ có thể sẽ để thêm phần khung sườn của băng tải từ 50mm tới 100mm mỗi bên. Như Băng Tải Sandi Việt Nam thường để 50mm, và bản rộng phủ bì băng tải nhựa sẽ là 550mm+(50mmx2) = 650mm.

Cơ cấu đỡ dưới và dẫn hướng biên của băng tải nhựa cả dòng chạy cong đều sử dụng nẹp trượt chống mòn và nẹp dẫn hướng chữ U và chữ F như trong hình ảnh minh họa cơ cấu hệ thống băng tải dưới đây.

Trên đây là 2 cách mà Sandi giới thiệu tới các bạn. Nếu vẫn còn phần nào chưa rõ xin hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để các kỹ sư của Sandi Việt Nam tư vấn cụ thể cho các bạn.

Công ty Sandi Việt Nam là đơn vị đi đầu về cung cấp các loại băng tải và vật tư băng tải chất lượng cao với giá thành tốt nhất thị trường. Quý khách hàng nếu cần đặt mua hàng xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Liên hê đặt mua:
SANDI VIỆT NAM
Nhà máy 1: Số 522 Phúc Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội
Nhà máy 2: A2,CN2, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 0903 223 663
Website: https://sandivietnam.com/

>> Bài viết liên quan:

- Cách chọn đường kính trục rulo băng tải tối thiểu

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: