Giỏ hàng của bạn trống!

Động cơ băng tải là gì?

19/12/2020

Động cơ dùng trong băng tải là gì?

Trong tất cả các hệ thống băng tải, băng chuyền đều sử dụng kết cấu và nguyên lý máy là biến chuyển động quay thành chuyển động thẳng của mặt băng tải đề vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đi từ điểm này đến điểm khác. Nguồn cung cấp chuyển động quay người ta gọi là động cơ.

Có nhiều loại động cơ để phát chuyển động quay như động cơ chạy Diezel, chạy xăng, động cơ chạy Điện. Hiện nay động cơ chạy Điện là phổ biến nhất.

Tất cả các loại động cơ dùng trong hệ thống băng tải băng chuyền là loại động cơ có thay đổi tốc độ có nghĩa là nó được điều khiển bằng 1 bộ điều khiển tốc độ để điều chỉnh tốc độ nhanh hay chậm theo yêu cầu người dùng.

Đa số các động cơ dùng trong hệ thống băng tải đều được lắp thêm 1 bộ hộp số (Hộp giảm tốc) để giảm tốc độ quay và tăng momen xoắn.

>> Hướng dẫn cách tính chọn động cơ cho băng tải đúng kỹ thuật.

Các thông số khi chọn động cơ băng tải:

Đề chọn động cơ dùng trong hệ thống băng tải khách hàng cần cung cấp cho Sandi Việt Nam các cách sau:

Cách 1:

Tên Maker/Kết cấu động cơ/Công xuất động cơ/số pha điện áp/ Loại điện áp/Số vòng quay động cơ/tỷ số chuyền hộp giảm tốc.

Ví dụ: Động cơ Luyang/Chân đế/2.2Kw/3pha/380V/1350v/phút/tỷ số chuyền 1/30.

Cách 2: Cung cấp cho Sandi Việt Nam mã số động cơ và giảm tốc.

Ví dụ : S9I90GXH – V12CE/S9KC30BH/SUD90IX-V12.

Trong đó: 

+ S9I90GXH – V12CE Là động cơ 1pha 220v- 50Hz của maker SPG Hàn Quốc do Sandi Việt Nam là phân phối chính thức.

+ S9KC30BH – Là ký hiệu hộp giảm tốc SPG do Sandi Việt Nam là nhà phân phối chính thức có đầu ra dạng trục thẳng, đầu ra dạng chìa khóa, tải trọng trung bình, tỷ số truyền 1/30, trục ra có then.

+ SUD90IX – V12 : Là ký hiệu của bộ điều khiển tốc độ dùng cho động cơ 90w dạng kỹ thuật số của maker SPG  do Sandi phân phối chính thức.

Mặt khác để hỗ trợ khách hàng trong quá trình thiết kế hãy liên hệ trực tiếp với Sandi Việt Nam qua hotline số: 0903 223 663 hoặc Website để download thông số bản vẽ lắp động cơ, hoặc vào các Website chính thức của hãng sản xuất để tải bản vẽ lắp động cơ cần chọn, tra mã, thông số kỹ thuật động cơ cần mua.

Ví dụ như các thông số sau:

động cơ băng tải chân đế

Hình 1: Thông số động cơ chân đế

động cơ băng tải mặt bích

Hình 2: Thông số động cơ mặt bích

Chọn bộ điều khiển cho động cơ cho băng tải:

- Đối với loại động cơ 1 pha thường có công xuất dưới 200W sẽ có bộ điều khiển tốc độ đi kèm (Gồm bộ điều khiển kỹ thuật số, hoặc điều khiển analoge)

- Đối với loai động cơ 3 pha : Thường sẽ điều khiển qua bộ biến tần vào 1 pha ra 3 pha 200V hoặc vào 3 pha 380V ra 3 pha 380v.

Phân loại động cơ dùng trong băng tải:

Để phân loại động cơ băng tải người ta có thể phân loại theo nhiều tiêu chí điển hình gồm các tiêu chí sau:

+ Phân loại theo dòng điện: động cơ xoay chiều (AC) hay động cơ 1 chiều (DC).

+ Phân loại theo điện áp pha :  Động cơ 1 pha hay 3 pha.

+ Phân loại theo công xuất : Động cơ công xuất lớn thường trên 3,7KW, Động cơ công xuất trung bình từ 0.2 Kw đến 3.7 Kw, động cơ công xuất nhỏ dưới 200w.

+ Phân loại theo kết cấu lắp đặt : Bao gồm động cơ chân đế, hay động cơ mặt bích, động cơ code trục âm, hay dương, Động cơ trục thẳng hay trục vuông góc, động cơ trục giữa hay trục chìa khóa, động cơ có hộp giảm tốc hay động cơ tang trống ( con lăn điện)

                                      

Cách chọn motor băng tải:

Để chọn động cơ băng tải người ta thường căn cứ vào tải trọng, kết cấu, tốc độ, không gian, điện áp, môi trường để chọn động cơ cho phù hợp cơ bản chon trên các nguyên tắc sau:

 + Tải trọng ( bao gồm tự trọng hệ thống và tải trọng hàng hóa gọi chung là tải trọng ) càng lớn thì công xuất động cơ càng lớn.

 + Công xuất lớn thường người ta chọn động cơ 3 pha.

 + Chọn theo điện áp nguồn : Nguồn 3 pha thì chọn động cơ 3 pha, nguồn 1 pha chọn động cơ 1 pha, nguồn xoay chiều sử dụng động cơ xoáy chiều, nguồn 1 chiều sử dụng động cơ 1 chiều.

 + Chọn theo kết cấu: Đối với tải trọng lớn thường người ta sử dụng động cơ chân đế, tải trọng nhỏ hoặc trung bình chọn động cơ mặt bích. 

 + Chọn theo không gian: Không gian lắp đặt lớn rộng có thể dùng loại chân đế hoặc mặt bích, loại không gian nhỏ có thể dùng loại động cơ code âm trục hoặc động cơ tang trống.

 + Đối với động cơ tốc độ cao thường người ta chọn loại động cơ tang trống hoặc động cơ code âm lắp thẳng hộp giảm tốc vào đầu trục.

 + Ngoài ra còn rất nhiều kết cấu lắp ráp động cơ vào hệ thống cho phù hợp với môi trường làm việc như động cơ trong phòng nổ, trong hầm mỏ, động cơ dưới nước …vv

Cách lắp ráp động cơ trên hệ thống băng tải:

Động cơ được lắp ráp lên hệ thống băng tải thông qua 1 khung gá chịu lực (Satxi) hoặc lắp với bích gá, lắp trực tiếp với đầu trục rulo, lắp trực tiếp vào hai gối.

 + Động cơ chân đế : thường lắp với Sắt xi.

 + Động cơ mặt bích : Sẽ lắp với Bích gá.

 + Động cơ code âm : Lắp trực tiếp với đầu trục và lắp với khung qua bích gá.

 + Động cơ tang trống điện: lắp trực tiếp lên đầu băng qua gối.

Các lỗi thường gặp trên motor băng tải: 

- Động cơ chạy có tiếng ồn.

- Động cơ nóng.

- Động cơ không chạy.

- Động cơ bị rò điện.

- Động cơ chạy dật cục lúc chạy lúc dừng.

Sứ mệnh của Sandi Việt Nam:  Sandi Việt nam luôn lấy khách hàng là trung tâm hướng tới dịch vụ hoàn hảo, cung cấp đến khách hàng chuỗi sản phẩm chất lượng cao nhưng giá thành hợp lý, hàng có sãn tồn kho số lượng lớn.

Hiện nay chúng tôi là đại lý phân phối của các hãng động cơ lớn trên thế giới như SPG Hàn Quốc, Luyang Đài Loan, ZD Trung Quốc, Wanshsin Đài Loan lắp ráp tại Trung Quốc và nhiều thương hiệu lớn khác trên thế giới, với đa dạng chủng loại điện áp, công xuất, tỷ số truyền. Luôn có sẵn tồn kho.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0903 223 663 Website : Sandivietnam.com để được hỗ trợ, tư vẫn miến phí và nhận nhiều ưu đãi.
(Bài viết bởi các kỹ sư Sandi Việt Nam)

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: